Bê tông là một trong những vật liệu xây dựng cần thiết của các công trình, các vấn đề liên quan đến loại vật liệu này luôn là tâm điểm chú ý của những người làm xây dựng nói chung và những người dân nói riêng. Ngoài ra trong quá trình thi công đơn vị thi công công trình cũng có những sơ xuất làm ảnh hưởng đến chất lượng của bê tông của công trình. Sau đây Công ty cổ phần xây dựng bê tông Vina 68 xin nêu ra một số hư hỏng bê tông thường gặp, cách phòng ngừa và sửa chữa những hư hỏng đó
A - BÊ TÔNG CHẬM ĐÓNG RẮN, CƯỜNG ĐỘ THẤP
Hiện tượng:
Bê tông được đổ sau 1 - 2 ngày nhưng cường độ vẫn yếu, có thể chỉ tại một vài khoảng nhỏ.
Nguyên nhân:
- Vị trí bê tông yếu bị lẫn quá nhiều nước.
- Đầm không đủ hay đầm quá kỹ gây phân tầng bê tông.
- Cát quá mịn hay vật liệu bị lẫn nhiều tạp chất.
- Vị trí bê tông yếu bị lẫn nhiều mẻ bê tông khác nhau.
- Bê tông bị mất nước do bảo dưỡng không tốt.
- Có thể do dùng phụ gia hóa học quá định mức.
- Chậm đóng rắn có thể do nhiệt độ môi trường rất thấp.
Phòng ngừa và xử lý:
- Lựa chọn vật liệu sạch: cát, đá, nước không bị lẫn tạp chất.
- Chú ý công tác trộn, đầm, đổ, hoàn thiện và bảo dưỡng bê tông đúng cách.
- Cần tiếp tục che phủ và dưỡng ẩm bê tông qua 7 ngày liên tục.
- Khi sử dụng phụ gia hóa học phải tham khảo kỹ hưỡng dẫn của nhà sản xuất phụ gia và trộn bê tông kỹ hơn.
B - BÊ TÔNG BỊ NỨT MẶT SAU KHI ĐỔ
Hiện tượng:
- Là hiện tượng các vết nứt nhỏ trên xuất hiện trên bề mặt bê tông sau khi đổ vài giờ.
- Khi sử dụng phụ gia hóa học phải tham khảo kỹ hưỡng dẫn của nhà sản xuất phụ gia và trộn bê tông kỹ hơn.
Nguyên nhân:
- Do bề mặt bê tông bị khô nhanh gây co ngót (Ví dụ: Trong điều kiện nhiệt độ cao và/hoặc hanh khô, hay khô ẩm luân phiên, hoặc gió mạnh).
Phòng ngừa và xử lý:
- Hoàn thiện và bảo dưỡng bê tông tươi đúng cách (che phủ, tưới nước,…)
- Việc sửa chữa có thể không cần thiết bởi nứt do co dẻo chỉ xảy ra trên bề mặt bê tông sẽ không làm yếu bê tông đáng kể. Nếu các vết nứt này ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì có thể áp dụng một lớp vữa phủ bề mặt.
C - BÊ TÔNG BỊ TRẮNG MẶT (BỤI TRẮNG)
Hiện tượng:
- Có một lớp bột mịn trên bề mặt bê tông dễ dàng dính tay khi quệt vào.
Nguyên nhân:
- Hoàn thiện bề mặt quá sớm, trước khi bê tông se mặt. Hoặc hoàn thiện bê tông dưới trời mưa.
- Bảo dưỡng không đúng, hay bề mặt bị khô quá nhanh.
- Bản thân bê tông quá yếu, chịu mài mòn kém.
Phòng ngừa và xử lý:
- Đợi bê tông se mặt trước khi làm mặt, hoặc quét nước mặt khi thời tiết lạnh. Bảo dưỡng đúng cách.
- Bảo vệ bê tông tránh bị khô quá nhanh trong thời tiết nóng và gió.
- Với điều kiện khắc nghiệt, nên sử dụng bê tông có cường độ cao hơn.
Nếu hiện tượng trắng mặt là không đáng kể, có thể sử dụng chất cứng hóa bề mặt. Mặt khác, nếu bề mặt bê tông quá yếu, cần thiết loại bỏ lớp bề mặt rồi áp dụng một lớp phủ khác.
D - BÊ TÔNG BỊ PHỒNG RỘP
Hiện tượng:
- Có một lớp bột mịn trên bề mặt bê tông dễ dàng dính tay khi quệt vào.
Nguyên nhân:
- Hoàn thiện bề mặt quá sớm, trước khi bê tông se mặt. Hoặc hoàn thiện bê tông dưới trời mưa.
- Bảo dưỡng không đúng, hay bề mặt bị khô quá nhanh.
- Bản thân bê tông quá yếu, chịu mài mòn kém.
Phòng ngừa và xử lý:
- Đợi bê tông se mặt trước khi làm mặt, hoặc quét nước mặt khi thời tiết lạnh. Bảo dưỡng đúng cách.
- Bảo vệ bê tông tránh bị khô quá nhanh trong thời tiết nóng và gió.
- Với điều kiện khắc nghiệt, nên sử dụng bê tông có cường độ cao hơn.
Nếu hiện tượng trắng mặt là không đáng kể, có thể sử dụng chất cứng hóa bề mặt. Mặt khác, nếu bề mặt bê tông quá yếu, cần thiết loại bỏ lớp bề mặt rồi áp dụng một lớp phủ khác.